Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh mướt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh mướt. Hiển thị tất cả bài đăng

Súp lươn Bánh Mướt Nghệ An - Một trong 7 món ăn ĐỘC ĐÁO nhất thế giới

 Súp lươn Nghệ An là đặc sản nổi tiếng với vị súp thơm, béo, ngọt. Chắc hẳn nếu có dịp ghé thăm Nghệ An bạn sẽ không thể bỏ lỡ món ăn này.

Súp lươn Nghệ An - đặc sản trứ danh xứ Nghệ
Súp lươn Nghệ An là đặc sản nổi tiếng bởi giống lươn ở đây rất chắc thịt, ngọt và béo. Bất cứ ai đã từng thử qua súp lươn đều phải gật gù khen ngon. Dễ hiểu vì sao món ăn này lại được CNN bình chọn là một trong 7 món ăn sáng ngon nhất thế giới.

1. Món súp lươn Nghệ An có gì mà khiến du khách mê mẩn đến thế?

Nghệ An, vùng đất địa linh nhân kiệt không chỉ nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn làm nức lòng khách du lịch với những món đặc sản vô cùng hấp dẫn. Trong đó, súp lươn là món ăn độc đáo nhất, từng được CNN bình chọn là 1 trong 7 món ăn sáng ngon nhất thế giới.

Nếu có dịp du lịch Nghệ An, bạn sẽ choáng ngợp khi bắt gặp những hàng quán lươn ngập tràn trên các con phố. Ở đây, lươn có thể chế biến thành nhiều món như miến xào lươn, lươn xào, cháo lươn,... nhưng đỉnh cao nhất vẫn là món súp lươn.

Hương vị món súp lươn khiến nhiều người phải mê mẩn

Thực chất, súp lươn là món ăn được biến tấu từ cháo lươn. Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng súp lươn lại khiến nhiều người mê mẩn bởi thứ thịt dai, ngọt hòa quyện với nước dùng beo béo. Mùi thơm dậy lên từ nghệ, ớt, tiêu và vị cay nồng từ hành tăm khiến bất cứ ai thử qua đều tấm tắc khen ngon.

2. Ăn súp lươn Nghệ An ngon, chuẩn vị như thế nào?

Súp lươn nên ăn khi còn nóng thì mới ngon. Du khách có thể ăn riêng súp hoặc ăn theo 2 cách sau:

2.1. Súp lươn xứ Nghệ ăn kèm bánh mì

Nhắc đến món ăn sáng Nghệ An thì phải kể đến bánh mì. Thật bất ngờ, bánh mì và súp lươn xứ Nghệ lại rất ư là “hợp cạ”. Bánh mì giòn giòn, chấm cùng thứ nước súp sền sệt, thấm đẫm hương vị ngọt thanh của lươn, cay nồng từ ớt và tiêu, đảm bảo thưởng thức một lần là nhớ mãi!

Súp lươn Nghệ An ăn kèm với bánh mì 

2.2. Súp lươn bánh mướt Nghệ An

Người dân xứ Nghệ rất đa dạng trong cách thưởng thức ẩm thực. Với món súp lươn, ngoài việc ăn cùng bánh mỳ, bạn có thể kết hợp với bánh mướt hay còn gọi là bánh cuốn. Bánh mướt được tráng mỏng, trắng mịn, không nhân, rắc thêm chút hành khô phi thơm, chan thêm chút súp lươn mang lại hương vị đậm đà mà không hề bị ngán.

'Hot girl bánh mướt' ở Nghệ An bỗng dưng nổi tiếng trên mạng

Cô gái xinh xắn, chăm chỉ bán bánh mướt ở chân cầu Nghệ An hiện khiến nhiều dân mạng tìm kiếm thông tin.

Ngày 27/4, khoảnh khắc cô gái bán bánh mướt xinh đẹp ngồi dưới chân cầu ở Nghệ An được nhiều người quan tâm. Bức ảnh đơn giản, song có sức hút với người xem bởi nữ chính khá xinh xắn.

Chỉ vài giờ sau khi đăng tải, bài đăng này đã nhận được hàng nghìn like (thích), chia sẻ từ dân mạng. Phần lớn mọi người dành nhiều lời khen cho cô gái.

Theo đó, nữ chính còn rất trẻ, sở hữu một khuôn mặt ưa nhìn, tóc buộc gọn gàng, làn da trắng hồng, đang chăm chỉ bán hàng.

Thiếu nữ bán bánh mướt ở Nghệ An được nhiều người khen ngợi.


Cô gái Nghệ An bán bánh khiến nhiều người tò mò là Nguyễn Thị Kim Khánh, 20 tuổi. Hiện cô làm việc tại một spa làm đẹp ở TP Vinh, Nghệ An.

Kim Khánh cho Zing.vn hay cô khá bất ngờ khi bức ảnh được chia sẻ trên mạng. 9X không biết khoảnh khắc này được chụp từ khi nào.

"Ngày nào mình cũng phụ mẹ bán hàng từ 8-9h sáng. Thời gian trước, mình vẫn làm từ sáng tới trưa, rồi cùng mẹ dọn hàng", Khánh nói.

Cô gái 20 tuổi kể mẹ cô bán bánh mướt được gần 30 năm. Hồi nhỏ, sáng nào cô cũng ra phụ mẹ bán hàng.

Nhà cô có 5 anh em, hoàn cảnh khá khó khăn, mỗi cô là con gái nên Kim Khánh rất thân thiết và luôn giúp đỡ mẹ.

9X kể cô không biết mấy thiếu nữ nổi tiếng trên mạng như hot girl bán bánh tráng trộn hay hot girl dân tộc.

Khánh tỏ ra lo lắng khi hình ảnh của mình được chia sẻ quá nhiều. Cô mong vài ngày nữa, mọi chuyện lắng xuống, sẽ không còn ai làm phiền mình.

Nhan sắc xinh đẹp của Kim Khánh - cô gái phụ mẹ bán bánh mướt.

Không chỉ gây chú ý trên mạng, trước đó, Kim Khánh còn khá nổi tiếng khi đoạt giải nhì cuộc thi Ảnh online Hoa hậu biển Việt Nam toàn cầu 2018

9X Nghệ An tâm sự cô vui khi được giúp mẹ bán hàng. Cô không ngại khi bị chọc bán hàng ngoài chợ.

Hồi nhỏ, Khánh có nhiều ước mơ, song hiện cô chỉ muốn kinh doanh thật giỏi, cố gắng làm việc để cha mẹ có cuộc sống tốt hơn. 

Nguồn: Zing

Chi cả chục triệu đồng tìm món… bánh mướt xứ Nghệ

 Mê món bánh mướt ở quê đến độ, những năm qua chị Ngọc đã chi hàng chục triệu đồng đặt hàng khắp nơi, tìm cho ra hương vị của món quê khi sống xa nhà.

Mới đây, chị Phan Thúy Ngọc, sống ở một khu chung cư cao cấp ở Bình Thạnh, TPHCM hồ hởi khoe chị vừa tìm được một điểm ở Sài Gòn bánh món bánh mướt (các vùng khác gọi là bánh ướt, bánh cuốn) đúng với hương vị bánh của xứ Nghệ.

Phải nói, chị mừng rớt nước mắt khi được ăn món bánh nóng hổi, miếng bánh mềm chỉ từ bột gạo chứ không pha trộn như bánh cuốn ở các nơi, bánh tráng không pha trộn nhân gì hết…

Sinh ra tại một vùng quê ở Nghệ An, ngày bé món bánh mướt vừa ngon vừa rẻ đã quen thuộc, trở thành một phần trong tuổi thơ của chị. Mỗi sáng trước khi đi học, mẹ lại dúi mấy trăm đồng là đã có bữa ăn sáng ngon lành.



Hơn 13 năm nay, từ ngày đi học rồi sống xa quê cả ngàn cây số, món ăn dân giã này trở thành thứ quý hiếm tìm không ra.

Chị Ngọc nghiện bánh mướt đến độ hầu như chị thử khắp các tiệm bánh cuốn ở Sài Gòn, trên mạng nơi nào giới thiệu có bánh mướt Nghệ An là chị đặt cho bằng hết. Có ngày cuối tuần, có đến 4 đơn hàng bánh cuốn giao đến cho chị nhưng rồi… chị lại ăn trong lắc đầu tiếc nuối.

Nhiều lần, mẹ chị còn mua bánh ở quê ướp đá xách vào cho con gái đỡ thèm nhưng… vào đến nơi, rã đông thì cũng đã mất vị.

Chưa hết, chị còn đặt mua nồi hấp làm bánh cuốn gần 2 triệu đồng về tự mày mò, chỉ đỡ đỡ phần nào chứ vẫn không quên chuẩn bị bánh quê nồi hấp bằng lửa, lót lá chuối. Tính ra, nhiều năm qua, chị đã chi đến hàng chục triệu đồng để “săn lùng” món bánh mướt Nghệ An.

“Giờ mỗi lần có dịp về quê, sáng nào tôi cũng chỉ để bụng để ăn bánh mướt. Nó không chỉ mang hương vị riêng khác biệt mà còn cả tình người, tình quê, tình thơ trong từng lát bánh”, chị Ngọc chia sẻ.

Bánh mướt là một món ăn dân dã nổi tiếng của Nghệ An, nhiều nhất ở Vinh và các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Thanh Chương, Con Cuông, Đô Lương…

Bánh được làm từ loại gạo ngon được xay thành bột nước, tráng chín bằng hơi nước sôi qua nồi hấp. Bánh được tráng mỏng đặt lên lớp lá chuối dịu dàng hương quê.

Thứ gây thương nhớ nhất của bánh mướt Nghệ An là sự đặc biệt của lớp hành phi băm nhỏ thơm giòn với ít dầu ăn quết lên từng lá bánh. Hành phi này cũng thường được pha lẫn trong chén nước mắm vị mặn, ớt chứ không phải loại nước mắn ngọt ngọt, loãng loàng như các nơi.

Ở Nghệ An, bánh mướt thường được ăn kèm với giò chả cây nhỏ hoặc nước xáo kèm với lòng lợn luộc. Mỗi phần bánh mướt như vậy thường được bán với giá 10.000 – 20.000 đồng. Ngoài ra, bánh mướt còn được bán theo cân để các gia đình mua về ăn sáng, làm tiệc…

Đặc sản Nghệ An: Bánh mướt - Món ăn gây thương nhớ nhưng ít được gọi tên

 Nhắc đến đặc sản Nghệ An, mọi người thường nghĩ đến các món chế biến từ lươn hay các món xáo. Tuy nhiên, bánh mướt, 'phụ kiện' ăn kèm lại là món ăn gây thương nhớ đối với những người con xứ Nghệ.



Bên cạnh thương hiệu cam Vinh, những món chế biến từ lươn, các món xáo vốn đã nổi tiếng, bánh mướt là một đặc sản khác ở Nghệ An. Với người địa phương, đây là thức ăn sáng quen thuộc trước khi bắt đầu một ngày mới.

Bánh mướt Nghệ An dài bằng ngón tay trỏ, bao gồm lớp bột cuộn tròn, mềm mịn, trắng trong. Thành phần và cách làm món ăn này thoạt nhìn trông tương tự như cách làm bánh cuốn của miền Bắc hay bánh ướt của miền Nam, không quá cầu kì nhưng đòi hỏi sự chỉn chu trong từng công đoạn. Gạo tẻ ngâm cho mềm rồi mới đem xay thành bột nước, sau đó ngâm thêm từ 3 đến 6 tiếng nữa mới đủ "độ chín".

Sau khi nhóm bếp, đun nước, người dân sẽ chắt lấy nước cốt của chậu bột ngâm hôm trước để tráng bánh. Nồi tráng phải có một lớp vải mịn căng ở bên trên. Lửa thật to, đợi khi phần nước sôi, hơi nước bốc lên đủ nhiều, đầu bếp mới dùng muôi, múc từng muôi bột trải mỏng lên trên rồi đậy vung lại, đợi một lúc. Khi bánh chín, dùng đũa nhấc chúng ra rồi khéo léo cuộn tròn lại. Cuộn tới đâu, người bán sẽ phết lên lớp hành phi mỡ vàng ruộm làm dậy lên mùi thơm nức mũi, khiến thực khách khi ăn sẽ cảm nhận được hương vị rất riêng biệt của mảnh đất miền Trung nhiều nắng gió.

Tùy theo sự khéo léo mà đầu bếp sẽ quyết định được độ mỏng hay dày của từng chiếc bánh. Những miếng bánh chín nhờ sức nóng của hơi nước được kéo ra, rồi ngay lập tức, người ta sẽ cuộn tròn và xếp vào cái thúng đã lót sẵn lá chuối.

Bánh mướt có thể kết hợp ăn kèm cùng với đủ món như xáo gà, xáo lòng, lòng nóng, súp lươn, chả cuốn (hay còn gọi chả nem, ram). Ngoài ra, bạn còn có thể chấm bánh mướt vào bát bò hầm, xáo vịt hay ăn với giò lụa… Đơn giản hơn, chỉ cần chén nước mắm cốt vắt chanh, pha đường rồi thêm lát ớt cay the nữa là có thể làm nên bữa ăn no nê.

Tuy không phải món ăn quá cao sang đắt đỏ, bánh mướt vẫn luôn là một niềm tự hào trong văn hóa ẩm thực của người dân xứ Nghệ, bởi khi nhắc đến món ăn này, mỗi người xa xứ đều không khỏi xuýt xoa, bồi hồi. Gánh bánh mướt từ lâu đã trở thành kỉ niệm tuổi thơ quý giá và là một phần không thể thiếu của ẩm thực vùng đất Nghệ An.

Nguồn: Báo quốc tế

Bánh mướt - đặc sản ít người biết khi đến Nghệ An

Bánh mướt thoạt nhìn trông giống bánh cuốn của miền Bắc, bánh ướt ở miền Nam. Bên cạnh những món chế biến từ lươn vốn đã nổi tiếng, bánh mướt là một đặc sản khác ở Nghệ An. Người sành ăn ở đây thường đến huyện ven biển Diễn Châu - nơi có nhiều gia đình theo nghề làm bánh đã nhiều thế hệ. Với người vùng này, đây là thức ăn sáng quen thuộc trước khi bắt đầu một ngày mới. Gần 5h sáng, khi mặt trời chưa ló dạng, con đường làng đi sâu vào những cánh đồng còn ngai ngái mùi đất ruộng, bếp của người Diễn Châu đã nổi lửa. Để cho ra một chiếc bánh ngon đúng chuẩn, khâu chọn gạo là quan trọng nhất. Trước đây, người Diễn Châu thường lấy gạo Vê trồng ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Bây giờ, không mấy nhà còn chuộng loại này, thay vào đó, họ dùng gạo tẻ. Gạo phải được ngâm đủ 3 tiếng rồi đem xay nhỏ, sau đó ngâm thêm từ 3 đến 6 tiếng nữa mới đủ "độ chín". Sau khi nhóm bếp, đun nước, người dân sẽ chắt lấy nước cốt của chậu bột ngâm hôm trước để tráng bánh. Nồi tráng phải có một lớp vải mịn bên trên. Lửa thật to, nước sôi, đầu bếp mới dùng muôi, múc từng vá bột trải mỏng lên trên rồi đậy vung lại, đợi một lúc. Cách làm tương tự bánh cuốn hay bánh ướt. Tùy theo sự khéo léo mà đầu bếp sẽ quyết định được độ mỏng hay dày của từng chiếc bánh. Những miếng bánh chín nhờ sức nóng của hơi nước được kéo ra, rồi ngay lập tức, người ta sẽ cuộn tròn và xếp vào cái thúng đã lót sẵn lá chuối. Người ta có thể dùng bánh mướt chấm với nước mắm vắt chanh. Nhiều nơi còn làm thêm nham từ rau nhút hoặc củ chuối để ăn kèm. Sang hơn một chút, bạn có thể dùng bánh mướt với thịt vịt, gà, bò hầm hoặc xáo lòng (nội tạng heo như tim, gan, lòng, cật, dạ dày và dồi, huyết).

Muốn làm xáo ngon, các nguyên liệu mua về phải còn tươi. Sau khi sơ chế, tất cả được đảo cho săn lại trên chảo dầu đã phi hành thơm từ trước, thêm các loại gia vị cho vừa miệng. Bước cuối cùng là đổ thêm nước vào, đợi đến khi sôi lại là có thể dùng được. Bánh mướt thường có độ dài bắng ngón tay trỏ, trắng và mềm, không dính vì đã được phết lớp dầu lúc cuốn. Đĩa bánh mang ra khi còn nóng sẽ dậy mùi rất thơm. Khi thưởng thức, bạn có thể gắp từng miếng bánh chấm vào chén nước mắm rồi chậm rãi đưa vào miệng, húp thêm miếng xáo lòng là đủ vị đậm đà.

Nguồn: Vnexpress

Quán ăn bán bánh cuốn nóng, bánh mướt, cung cấp đặc sản vùng miền như mật ong rừng, mật mía, rượu nếp quê...đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý. Hotline 0837020222

BẢN ĐỒ

bánh mướt